Những khung giờ cấm xe tải trong thành phố 2021

Giờ cấm xe tải ở TPHCM thời gian qua được áp dụng rất triệt để. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường cũng vẫn thường xuyên xảy ra ùn ứ. Do vậy mà gần đây, thời gian cấm tải, nhất là những khung giờ cấm xe tải vào TpHCM đã được điều chỉnh để cải thiện tình trạng kẹt xe trong thành phố. Dưới đây là một vài quy định về khung giờ xấm xe tải cũng như thông tin về các loại xe tải có thể tham gia lưu thông vào những khung giờ này.

QUY ĐỊNH GIỜ CẤM TẢI THEO QUYẾT ĐỊNH MỚI NHẤT:

  • Xe tải nặng: theo quy định cấm xe tải mới nhất, giờ cấm tải được rút ngắn từ 6 giờ đến 22 giờ(trước đó là từ 6 giờ đến 24 giờ). Ngoài khung giờ trên, xe tải chở hàng nặng loại này sẽ vẫn được lưu thông tại một số tuyến đường hành lang (sẽ được liệt kê cụ thể ở phần dưới).
  • Xe tải nhẹ: Thời gian cấm tải bị được nới rộng ra, lệnh cấm xe lưu thông cụ thể: từ 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 20 giờ (trước đây là từ 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 20 giờ). Ngoài hai khung giờ trên, xe vẫn có thể hoạt động bình thường.
  • Các phương tiện không bị ảnh hưởng bởi quy định này: Xe tải thuộc ngành công an, quân đội, lực lượng phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông khi làm nhiệm vụ, xe tang, xe bán tải nhỏ, xe tải van nhiều hơn 5 chỗ ngồi hoặc khối lượng chuyên chở dưới 500kg (5 tạ)…

GIẢI THÍCH CỤ THỂ VỀ CÁC LOẠI XE BỊ CẤM TẢI:

  • Xe tải nhẹ: Bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và những xe thí điểm.
  • Xe tải nặng: Quy định cấm xe tải vào thành phố HCM sẽ bao gồm những ô tô tải có khối lượng chuyên chở 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, máy kéo, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc.
  • Ô tô tải (xe tải):Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lớn hơn 1.5 tấn
  • Ô tô chở hàng: Là ô tô để chở hàng hoặc những thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhỏ hơn 1.5 tấn (trừ bán tải)
  • Xe thí điểm (xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ): Biển cấm xe tải theo giờ là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 trục, 4 bánh với thùng hàng và động cơ lắp trên cùng một xát xi (tương tự ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn). Xe dùng động cơ xăng, công suất lớn nhất không quá 15kW, vận tốc thiết kế không quá 60km/h và khối lượng xe sẽ không quá 550kg.
  • Xe bán tải (xe pickup): Cấm xe bán tải giờ cao điểm, loại xe có kết cấu thùng chở hàng và thân liền nhau, khối lượng chuyên chở nhỏ sẽ hơn 1.5 tấn và dưới 5 chỗ ngồi.
  • Máy kéo: Cấm xe vào TpHCM là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để nâng, xúc, ủi, đào, kéo, gạt, đẩy.
  • Ô tô kéo rơ moóc: Là ô tô được thiết kế để kéo theo rơ moóc
  • Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Loại xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc
  • Rơ moóc: Phương tiện được thiết kế sao cho khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên ô tô kéo

GIỚI HẠN KHU VỰC NỘI ĐÔ TẠI TPHCM (ĐƯỜNG VÀNH ĐAI)

Cũng theo quyết định trên, giới hạn khu vực cấm tải giờ cao điểm ở TPHCM cụ thể như sau:

  • Phía Đông: Mai Chí Thọ – Xa lộ Hà Nội (từ Ngã tư Thủ Đức đến nút giao Cát Lái) – Đồng Văn Cống (đến Võ Chí Công)
  • Phía Bắc và Phía Tây: Quốc lộ 1 (từ ngã tư Thủ Đức đến đoạn Quốc lộ 1 giao đường Nguyễn Văn Linh)
  • Phía Nam: cầu Phú Mỹ, đường Võ Chí Công (từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ), đường trên cao (từ khu A Nam Sài Gòn tới cầu Phú Mỹ), đường Nguyễn Văn Linh (từ khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1A)

Tuy nhiên xe tải nặng và xe tải nhẹ có thể lưu thông thoải mái trên các đường vành đai này. Quy định này không cấm xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh.

Giới hạn khu vực nội đô – khu vực xa lộ hà nội tại tphcm

THÔNG TIN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HÀNH LANG, TUYẾN ĐƯỜNG CẤM TẢI Ở TPHCM

Các tuyến hành lang xe tải nặng lưu thông không bị giới hạn

  • Hành lang ra vào khu vực cảng Phúc Long, quận Thủ Đức: Xa Lộ Hà Nội – đường Nguyên Văn Bá – Ngã tư Tây Hòa – đường sô 2 – cảng Phúc Long (địa chỉ sô 494 đường Trường Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) và ngược lại.
  • Hành lang ra vào khu vực các cảng dọc tuyến đường Lưu Trọng Lư, quận 7:
  • Đường Nguyễn Văn Linh – Lưu Trọng Lư – Huỳnh Tấn Phát (bao gồm cả đường Liên cảng A5 và đường Bến Nghé).
  • Đường Lưu Trọng Lư – Trần Xuân Soạn – Huỳnh Tấn Phát – Tân Thuận 4 (đường nối Trần Xuân Soạn và đường Nguyễn Văn Linh) – Nguyễn Văn Linh.
  • Hành lang ra vào khu vực Cảng ICD: quận Thủ Đức (đoạn từ Nguyên Văn Bá đến nhánh sông Sài Gòn), Đường số 1.
  • Đường vào chợ đầu mối Bình Điền, huyện Bình Chánh: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh vào chợ.

 Các tuyến hành lang xe tải nặng được lưu thông từ 9 giớ đến 16 giờ

  • Đường Trần Xuân Soạn: đường Huỳnh Tấn Phát đến đường Lê Văn Lương.
  • Đường Mai Chí Thọ: đoạn từ đường Nguyễn Cơ Thạch đến đường Đồng Văn Cống.
  • Quôc Lộ 50: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Phạm Thế Hiển.
  • Đường Phạm Thế Hiển: đoạn từ đường Trịnh Quang Nghị đến đường nối Phạm Thế Hiển – Quốc Lộ 50.
  • Hành lang đăng kiểm xe 50.03V (số 107 Phú Châu, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1, đường Phú Châu và ngược lại.
  • Hành lang đăng kiểm xe 50.01 s (số 464 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân): Quôc lộ 1- đường Kinh Dương Vương – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.01 s – và ngược lại.
  • Hành lang đăng kiểm xe 50.03S (số 6/6 Quốc lộ 13, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1
  • Phạm Văn Đồng — Quốc Lộ 13 – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.03S và ngược lại.

Tuyến hành lang đường Phạm Văn Đồng xe tải nặng được lưu thông từ 9h -16h

Các tuyến hành lang xe tải nặng được phép lưu thông từ 9 giờ tới 16 giờ và từ 21 giờ đến 22 giờ

  • Đường Lê Trọng Tấn: đoạn từ Quốc lộ 1 vào khu vực Khu công nghiệp Tân Bình và ngược lại.
  • Đường số 14, quận Thủ Đức: từ Quốc lộ 1 đến đường số 13.
  • Hành lang vào Khu công nghiệp Tân Bình: Đường D7 – đưòng MI và ngược lại. Đối với các tuyến đường chuyên dụng đi theo sự quản lý của khu công nghiệp.
  • Hành lang ra vào khu vực Cảng Nhà Rồng: Hướng vào cầu Tân Thuận 1 – Nguyền Tất Thành – cồng kho 5 của Cảng. Hướng ra: lưu thông theo các tuyến đường không giới hạn thòi gian: Trưong Đình Hợi – Tôn Thất Thuyết – cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh.
  • Hành lang lưu thông vào nhà máy sữa: Xa lộ Hà Nội – Võ Văn Ngân – Thống Nhất – Đặng Văn Bi – đường số 6 và ngược lại.
  • Hành lang ra vào khu vực Cảng Lotus: Hướng vào đường Nguyền Văn Linh – Nguyễn Thị Thập – Nguyễn Văn Quỳ – cảng Lotus và ngược lại.
  • Hành lang ra vào khu vực Cảng Tân Thuận 2: Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát – Bùi Văn Ba – Cảng Tân Thuận 2 và ngược lại.

Các tuyến hành lang xe tải nặng được lưu thông từ 8 giờ tới 16 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ

  • Hành lang ra vào khu vực Cảng Phú Định: Quốc lộ 1 – Hồ Học Lãm – Võ Văn Kiệt – Cảng Phú Định và ngược lại.

Tóm lại, xe tải nhỏ (ví dụ xe tải dưới 500kg) đang đứng trước nguy cơ sẽ tăng giờ cấm tải tại TP.HCM nếu phương án trên mà được thông qua. Nhưng có lẽ đó “giờ cấm xe tải 500kg” là một câu chuyện dài. Trước mắt các bác tài hãy cứ an tâm chạy theo khung giờ cho phép! (trừ các giờ cấm tải từ 16h – 20h và 6h – 9h theo quyết định mới nhất)

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: An toàn là bạn, tai nạn là thù”, An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được tuyên truyền ở khắp các nẻo đường. Là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: “Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số ” Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2020 thì:

  • Cả nước xảy ra hơn 14.510 vụ tai nạn giao thông
  • Cướp đi sinh mạng gần 6.700 người.
  • Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

  • Do người tham gia không chấp hành đúng luật giao thông.
  • Người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông.
  • Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.
  • Say xỉn khi tham gia giao thông.
  • Người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng phần đường quy định.
  • Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém.
  • Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông.
  • Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….

Hậu quả:

  • Nhiều người thiệt mạng.
  • Mất mát về tiền của, vật chất của con người.
  • Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội.

Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

  • Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông.
  • Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn.
  • Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.

xem thêm tại: https://otosuzuki.vn/suzuki-xl7/

Khái niệm an toàn giao thông

         An toàn giao thông là các tính chất tổng hợp nhằm giảm xác suất phát sinh tai nạn giao thông và giảm thiểu tổn thất về vật chất và con người khi xảy ra tai nạn giao thông

Phân loại an toàn giao thông

An toàn giao thông được phân thành : an toàn chủ động, an toàn bị động và an toàn môi trường

  • An toàn chủ động: được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu giúp cho lái xe tránh được tai nạn giao thông. An toàn chủ động bị chi phối bởi tính chất phanh, tính ổn định, tính điều khiển, tính cơ động, tín hiệu cảnh báo âm thanh và ánh sáng, hiệu quả chiếu sáng của đường và đèn….
  • An toàn bị động: được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu nhằm giảm thiểu chấn thương  của lái xe khi xảy ra tai nạn giao thông. Kết cấu của xe cũng là yếu tố quyết định nên tính an toàn bị động.
  • An toàn môi trường: cho phép giảm tác động có hại đến những người tham gia giao thông và môi trường xung quanh như là bụi bẩn, tiếng ồn,…

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Ý thức xã hội nói chung và ý thức tham gia giao thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh. Điều này đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán lâu nay.

Nguyên nhân làm mất an toàn giao thông có 2 loại:

Nguyên nhân khách quan:

  • Dân số tăng nhanh
  • Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
  • Hạ tầng không đảm bảo an toàn: tình trạng sụt lún, ổ voi, ổ gà, bong nứt mặt đường,…
  • Độ an toàn của phương tiện thấp
  • Sự quản lý của nhà nước về giao thông chưa sát sao

Nguyên nhân chủ quan:

  • Sự hiệu biết về an toàn giao thông của người tham gia còn kém
  • Ý thức của người tham gia còn hạn chế
  • Văn hóa chen lấn, không ai chịu nhường ai chính là nguyên nhân gây ra ách tắc giao thông.
  • Bên cạnh đó, tình trạng vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn tuyến, vượt đường… là một điều gì đó quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông xứ Việt. Hầu như những người đi xe máy không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ.

Lợi ích của việc đảm bảo an toàn giao thông

  • Đảm bảo tính mạng con người, như thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng tai nạn giao thông 510 vụ một con số thật sự quá lớn
  • Giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông…hậu quả kinh tế do nó gây ra là vô cùng lớn

Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông

  • Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phát động tuyên truyền dẫn đến hiệu quả như thế nào

  • Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý. Đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa các hình thức triển khai thực hiện, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực.
  • Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

An toàn giao thông và văn hóa giao thông có mối quan hệ như thế nào

  • Văn hóa giao thông và an toàn giao thông có mối quan hệ tương quan với nhau là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
  • Ngược lại khi an toàn giao thôngđược thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo