Cảm biến tốc độ xe ô tô có tên tiếng anh là Vehicle Speed Sensor – VSS, có nhiệm vụ nhận biết tốc độ xe thực tế đang chạy là bao nhiêu. Khi xe bắt đầu chạy, tín hiệu từ cảm biến sẽ gửi về ECU và báo cho đồng hồ taplo tốc độ của xe.
Cảm biến tốc độ xe ô tô là gì?
Cảm biến tốc độ xe ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử, có chức năng đo tốc độ di chuyển của phương tiện. Theo đó, khi tốc độ của xe đột ngột thay đổi, người điều khiển vẫn sẽ kiểm soát được hướng lái, hạn chế sự văng trượt.
Cảm biến đo tốc độ thuộc dòng cảm biến Hall. Ưu điểm của loại này là có khả năng phát hiện tốc độ ở giá trị bằng không. Bộ phận sẽ tạo ra tín hiệu thông qua mức tiêu thụ hiện tại và tạo ra dòng điện tín hiệu thấp đưa đến hệ thống điều khiển động cơ – ECM (Engine Control Module).
Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến tốc độ xe
Cảm biến tốc độ xe nhận biết tốc độ thực tế mà xe đang chạy. Nó phát ra một tín hiệu xung gửi lên đồng hồ taplo để báo cho người tài xế nhận biết được tốc độ thực tế xe đang chạy và đo số Km xe đã chạy.
Ngoài ra các ECU điều khiển còn sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để thực hiện điều khiển các chức năng khác nhau, ví dụ:
- ECU điều khiển động cơ sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển hệ thống ISC, và điều khiển tỷ lệ hỗn hợp không khí – nhiên liệu trong quá trình giảm tốc và tăng tốc, v.v…
- ECU điều khiển hộp số tự động sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển thời điểm chuyển số.
- ECU điều khiển trợ lực lái điện tử sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển mô tơ trợ lực theo các tốc độ khác nhau.
- ECU điện thân xe sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển lock cửa tự động khi xe chạy, điều khiển mô tơ gạt mưa nhanh chậm theo tốc độ xe…
- ECU hệ thống Nâng gầm điện tử (ECS) sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để tự động điều khiển độ cao gầm xe khi xe chạy…
Cấu tạo cảm biến tốc độ xe
Xem thêm: Nhiệm vụ chính của hệ thống làm mát động cơ
Cảm biến giảm tốc độ có cấu tạo gồm một nam châm vĩnh cửu, một lõi từ và cuộn dây. Tùy theo từng kiểu xe mà vị trí lắp đặt cũng khác nhau. Thông thường, cảm biến đo tốc độ được đặt ở hốc bánh xe khi cả bốn bánh của phương tiện đều sử dụng đĩa phanh. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bộ phận này nằm ở hộp vi sai khi bánh sau xe có trang bị phanh tang trống. Đây là cấu tạo cơ bản của một cảm biến đo tốc độ ô tô ở hầu hết các dòng xe hiện nay.
Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ xe
Hệ thống cảm biến tốc độ xe hơi hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Bộ phận có cấu tạo nam châm liên kết với bánh răng kim loại. Do đó, khi bánh xe quay, phần bánh răng này sẽ đồng thời chuyển động theo. Lúc này, các răng trượt qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều, được hiểu là tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu sẽ được báo thông qua số lượng xung, truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ xe và tính toán vận tốc của xe. Đây chính là nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ.
Các loại cảm biến tốc độ ô tô
Hiện nay, thị trường có hai loại cảm biến chính được trang bị để đo tốc độ ô tô gồm:
Cảm biến hở
Cảm biến hở có cấu tạo gồm vòng kim loại và đầu đọc tách rời nhau. Điểm hạn chế của cảm biến này là dễ bị bám bụi, cát hoặc các mảnh kim loại. Điều này gây nên những tác động tiêu cực cho quá trình hoạt động của hệ thống, cụ thể là làm biến đổi dòng cảm ứng thu được. Trong trường hợp bộ phận gặp trục trặc, đèn báo ABS của phanh sẽ sáng.
Cảm biến kín
Cảm biến kín có thiết gồm nam châm và bánh răng kim loại khít lại với nhau nên khắc phục được tình trạng bị bụi bẩn bám vào. Do đó, loại cảm biến này ít phải bảo dưỡng, lau chùi và giúp phương tiện hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hiện nay, mỗi dòng ô tô sẽ được trang bị một loại cảm biến tốc độ bánh xe khác nhau. Chủ phương tiện có thể mở hệ thống phanh và tìm kiếm ở mặt sau để xác định chính xác.
Dấu hiệu hư hỏng cảm biến tốc độ xe
Cảm biến đo tốc độ ô tô bị hư hỏng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như giắc cắm bị lỏng, mạch bị lỗi, đứt dây điện,… Một số dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết gồm:
Đèn ABS sáng
ABS là hệ thống phanh được trang bị phổ biến trên các phương tiện giao thông ngày nay, có chức năng ngăn ngừa tình trạng bó cứng phanh khi xe dừng khẩn cấp, giúp người điều khiển xe duy trì khả năng kiểm soát hướng lái. Trong trường hợp phương tiện không được lắp đặt bộ phận này, người lái sẽ rất khó điều khiển, dễ bị trượt bánh gây nguy hiểm.
Sau khi hệ thống đo vận tốc bánh xe khi phanh, tín hiệu sẽ được gửi về ABS để điều chỉnh áp suất hợp lý, tránh bị bó cứng. Với trang bị này, sau khi cắm chìa khóa, đèn báo ABS sẽ sáng và lập tức tắt khi động cơ nổ. Tuy nhiên, trường hợp đèn sáng đột ngột hoặc sáng lâu sau khi khởi động thì chứng tỏ hệ thống này đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể là do cảm biến tốc độ bị gỉ sét, giắc cắm bị lỏng, má phanh mòn,… khiến bộ điều khiển nhận tín hiệu sai, đèn ABS bật sáng. Người dùng nên kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Ngoài ra, khách hàng có thể tìm hiểu về nguyên nhân làm đèn báo ABS lỗi để có thêm thông tin hữu ích.
Hệ thống ABS không ổn định
Hệ thống ABS được cấu tạo từ các bộ phận gồm hệ thống điều khiển, van thủy lực, cảm biến đo tốc độ, giúp đảm bảo an toàn khi phanh gấp. Hệ thống này sẽ vận hành ổn định trong trường hợp áp suất dầu được áp dụng cho từng bánh xe theo sự điều khiển của ECU, phù hợp với tốc độ của bánh xe đó.
Do đó, khi cảm biến bị lỗi, tín hiệu ECU nhận được không chính xác dẫn đến phanh bị bó cứng, gây nguy hiểm cho người điều khiển. Lúc này, người điều khiển xe nên đưa phương tiện đi sửa chữa sớm để tránh gặp sự cố khi lưu thông.
Đèn báo TCS sáng
Tương tự như ABS, TCS là hệ thống kiểm soát lực kéo giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong các trường hợp bị trượt bánh hoặc phanh gấp. TCS hoạt động thông qua sự kiểm soát và phân bố công suất từ động cơ đến bánh xe một cách hợp lý.
Khi bộ phận cảm biến tốc độ bị hỏng, đèn báo TCS sẽ sáng ngay cả khi người dùng đã tắt hệ thống. Đây là tín hiệu cho thấy khả năng kiểm soát lực kéo của phanh đã bị lỗi và không còn hiệu quả.
Đèn Check Engine sáng
Đèn Check Engine là tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ, trong đó có cảm biến giảm tốc ô tô. Bộ phận này thường được lắp đặt ở đồng hồ phía sau vô lăng.
Trong khi đó, ECM là một khối điều khiển động cơ có vai trò tiếp nhận trực tiếp các thông tin từ cảm biến, tiến hành xử lý và gửi lại để điều khiển sự vận hành của hệ thống phanh. Khi ECM phát hiện thấy thông tin sai lệch so với thông thường hoặc không có tín hiệu, Check Engine sẽ lập tức sáng đèn để thông báo cho chủ xe.
Lúc này, người dùng nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa nhằm khắc phục để tránh gặp phải nguy hiểm khi lưu thông. Đặc biệt, trường hợp đèn Check Engine nháy liên tục là cảnh báo khẩn cấp cho thấy động cơ đang gặp trục trặc nặng, cần xử lý gấp. Nếu chưa thể ngay lập tức sửa chữa, người điều khiển chỉ nên di chuyển với vận tốc tối đa là 40km/h để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, một số hư hỏng ở hệ thống kiểm soát độ bám đường cũng là lưu ý quan trọng chủ xe nên biết để xử lý khi gặp phải.
Hướng dẫn vệ sinh cảm biến tốc độ ô tô
Cảm biến tốc độ ô tô giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho phương tiện khi di chuyển. Hệ thống gặp trục trặc sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại cho người lái trong quá trình lưu thông. Do đó, việc bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên cho bộ phận cảm biến là thực sự cần thiết. Công việc này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện:
Xem thêm: 4 tiêu chí “vàng” để đánh giá xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu tốt
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm: cờ lê 10, kích thủy lực, cần xiết lực, tuýp mở bánh, đội kê xe và khăn lau.
- Tiến hành gỡ bánh xe: Tiến hành đậu ô tô trên nền phẳng và nâng bánh lên khỏi mặt đất bằng kích thủy lực, đặt xe bên trên con kê. Sau đó, thực hiện mở tất cả các tắc kê và tháo bánh ra khỏi xe. Để có thể quan sát cảm biến tốt hơn và tạo không gian rộng rãi khi sửa chữa, nên đánh lái hai bánh xe trước sang bên phía ghế lái khi cần gỡ ABS ở phía bánh phụ.
- Tháo cảm biến: Vị trí cảm biến ở bánh xe phải được xác định chính xác trước khi tháo. Bộ phận này thường được đặt ở hộp vi sai hoặc hốc bánh xe tùy vào từng dòng ô tô. Sau khi biết vị trí, người thực hiện chỉ cần tháo bu lông ở chân cảm biến và bu lông định vị dây cáp. Tiếp theo, người sửa chữa chỉ cần nhấc bộ phận cảm biến và dùng vít để tách chân và tháo ra. Trong quá trình thực hiện không nên kéo dây vì dễ làm hỏng hệ thống ABS.
- Vệ sinh cảm biến: Sử dụng khăn mềm để làm sạch các chi tiết, tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa vì sẽ gây chạm mạch. Đồng thời, người sửa chữa cũng không nên tác động mạnh vì dễ làm ABS hỏng vĩnh viễn.
- Lắp lại cảm biến: Người dùng lắp đặt lại bộ phận theo đúng như ban đầu và tiến hành kiểm tra dây dẫn nhằm đảm bảo bộ phận này không bị căng hoặc chèn ép. Sau đó, thực hiện gắn lại bánh xe trở về trạng thái bình thường. Trong một vài trường hợp, sau khi vệ sinh, đèn ABS vẫn sẽ báo sáng. Đây là dấu hiệu bình thường và sẽ mất đi khi hệ thống phân tích được thiết lập lại.
Cảm biến tốc độ ô tô là bộ phận quan trọng giúp điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn trong điều kiện đường trơn trượt hoặc cần phanh gấp. Vì vậy, khách hàng nên lưu ý vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng để sửa chữa kịp thời, giúp xe luôn vận hành tốt và đảm bảo an toàn.
Sau bài viết này Suzuki Miền Nam hy vọng bạn đọc phần nào hiểu được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của cảm biến tốc độ. Ngoài ra sẽ nắm được những dấu hiệu hư hỏng để xử lý kịp thời. Suzuki Ô tô Miền Nam hiện tại đang là đơn vị chuyên phân phối xe Suzuki trên thị trường với chất lượng và giá thành cực hấp dẫn. Với đội ngũ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe.
- Địa chỉ : 184C/1 KP 1A, P.An Phú, TP.Thuận An, T. Bình Dương (NGAY VÒNG XOAY AN PHÚ)
- Giờ làm việc: 8h – 17h (tất cả các ngày trong tuần)
- Hotline: 0834.509.000 liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.!
- Email: phuocdai.saigonngoisao@gmail.com
- Website: otosuzuki.vn
ĐẠI LÝ Ô TÔ SUZUKI MIỀN NAM